Tamura là họ của hai bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar Nhật thập niên 1950-1980 "gồm có Hiroshi và Mitsuru và Hiroshi vai lớn hơn Mitsuru". Hiroshi là bậc thầy nổi tiếng làm đàn guitar cổ điển thập niên 1960, có thể sánh ngang với Masaru Kohno. Vì hai "cao thủ" mất cũng khá lâu và cũng không có nhiều tài liệu viết về họ.
Chúng ta, chỉ biết rằng Hiroshi Tamura đã được đào tạo ở Tây Ban Nha bởi nhiều bậc thầy nổi tiếng đáng chú ý hơn cả là Ramirez. Chính vì vậy, Hiroshi Tamura cũng đạt được nhiều giải thưởng quốc tế về tài nghệ làm đàn guitar cổ điển. Hiroshi Tamura được ghi nhận là một trong những bậc thầy giỏi nhất của Nhật Bản. Thậm chí, có một số chuyên gia cho rằng Hiroshi Tamura thực sự là bậc thầy giỏi nhất Nhật Bản hơn cả Masaru Kohno. Tuy nhiên, đấy cũng chỉ là ý kiến, vì cũng chưa có tài liệu nào chính thức ghi nhận điều đó trong giới chuyên gia Nhật. Xét ở quy mô rông hơn trên thế giới, tôi vẫn thấy Masaru Kohno hơn hẳn Tamura bởi lẽ không phải tự nhiên mà Kohno có tên trong bản đồ những bậc thầy có sức ảnh hưởng lớn đến nghệ thuật đóng đàn guitar cổ điển sau Fleta.
Hiroshi Tamura chế tác hai dòng đàn chính được ký là C - Flameco và P - Classical.
- Dòng C: phổ biến có các model C40, C50, C60, C70, C80
- Dòng P: phổ biến có các model P30, P40, P50, P60, P70, P80
Hiroshi Tamura chế tác hai dòng đàn chính được ký là C - Flameco và P - Classical.
- Dòng C: phổ biến có các model C40, C50, C60, C70, C80
- Dòng P: phổ biến có các model P30, P40, P50, P60, P70, P80
Model P30 1968
Model P60 1968 - Hàng hiếm
Hiroshi Tamura P60 - Mặt Top
Hiroshi Tamura P60 - Top Cedar
Hiroshi Tamura P60 - Mặt Lưng Indian RoseWood
Cẩn đường chỉ ngay gù đặc trưng
Đầu đàn được thiết kế mang hình tượng 3 ngọn núi cách điệu hùng vĩ; Khoá đàn cao cấp mạ vàng
Ngựa đàn trang trí hoa văn trùng khớp với miệng đàn
Chúng ta, cùng điểm qua một vài mức giá các model sau để tham khảo:
Phiên bản P60 - 1968 được rao bán trên Reverb 1.800 usd
Phiên bản P60 - 1970 lại được định rẻ hơn rất nhiều 810 usd
Như vậy, chúng ta thấy rằng tuy cùng một phiên bản nhưng năm sản xuất khác nhau thì có giá trị khác nhau, càng về gần 1968 thì càng có giá trị. Lý do bởi rằng giới chuyên gia đánh giá 1967-1968 là năm hội tụ rất rất nhiều nhân tài làm đàn guitar trên toàn thế giới tụ về và tranh tài thi thố với nhau và Hiroshi Tamura là một trong những người xuất sắc đoạt được giải thưởng danh giá. Chính vì vậy, những cây đàn được sản xuất 1968 nói chung và những bậc thầy đoạt giải thưởng nói riêng sẽ rất có ý nghĩa về mặt lịch sử cho nên giá trị của chúng được tăng lên nhiều bậc.
follow the google, searched and edited by nghiale
follow the google, searched and edited by nghiale