Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Morris Guitar - Anh Tài Đáng Gờm

Nếu như, Matsuoka nổi tiếng bởi dòng đàn Classic (dây nylong), thì Morris lại được giới chơi đàn guitar Acoustic (dây sắt) tin và chọn dùng trên con đường nghệ thuật của mìnhChúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu đôi nét về hãng đàn Morris để tìm đáp áp cho câu trả lời trên!


Hãng đàn Morris Guitars được thành lập 1967, do Ông Toshio Moridaira sáng lập sau một thời gian dài hợp tác phân phối cho hai hãng đàn Fender và Gibson danh tiếng từ Mỹ. Lương duyên được hình thành khi bắt đầu từ chuyến công tác của Ông Toshio Moridaisa vào năm 1964 tới hãng Gibson danh tiếng ở Kalamazoo, Michigan. Tại Gibson, Ông đã được các bằng hữu gọi với biệt danh thân thương là "Mori".

Chính vì vậy, sau này khi thành lập hãng đàn Ông Toshio Moridaisa đã nghĩ ngay đến biệt danh Morris và thế là Morris Guitars có mặt từ đó. Ở thời gian đầu, Morris sản xuất các cây đàn guitar dáng Dreadnought bị ảnh hưởng bởi thiết kể huyền thoại của anh lớn Martin "nhà sáng tạo ra dáng Dreadnought" và Gibson như bao hãng đàn khác ở Nhật Bản thời bấy giờ. Nhờ quá trình kiểm soát nghiêm ngặt 100% công đoạn được thực hiện bởi những bàn tay thợ thầy bậc cao, Morris Guitars đã sản xuất ra những cây đàn chất lượng với giá cả phải chăng nên nhanh chóng có đạt được danh tiếng tại Nhật Bản và các nước khác bởi chất lượng cao.

Năm 1974, Morris trình làng những cây guitar của họ tại chương trình NAMM. Năm 1978, Morris đã giới thiệu dòng sản phẩm Tornado, những chiếc guitar acoustic được lấy cảm hứng từ thiết kế Ovation. Cho đến những năm đầu thập kỷ 80 thế kỷ trước, thị trường Mỹ đã chấp nhận ​​nhiều loại đàn guitar của Morris.

Năm 2001, sau một thời gian dài vắng mặt, Morris Guitars đã trở lại thị trường Mỹ. Họ tham gia Triển lãm Winter NAMM hàng năm tại Anaheim, CA. Morris Guitars hiện đang cung cấp cho thị trường dòng guitar fringerstyle với phân khúc trung cấp. Ngoài ra, Morris cũng cung cấp thêm gói Custom cho khách hàng có nhu cầu đặc biệt. Ngày nay, các guitar Morris được chơi bởi một số guitarist fringerstyle có tiếng trên thế giới. Sản phẩm của Morris có sẵn thông qua một vài đại lý ở Hoa Kỳ.

Chúng ta cùng điểm qua một số dòng đàn phổ biến của Morris:
- Dòng serial W (Western): là series đàn lâu đời nhất của Morris sản xuất vào những năm cuối thập niên 1960 đến cuối thập niên 1970.
- Dòng serial MD: là dòng cải tiến tiếp theo của dòng W đầu những năm thập niên 1980. Một số serial thấp của dòng MD được sản xuất tại Hàn Quốc.
- Dòng serial MV (Vanguard Series): MV là thiết kế hoàn toàn mới hướng tới dòng đàn cao cấp, vì cấu hình ở serial thấp thì Top vẫn là Solid và được sản xuất toàn bộ tại Nhật. MV là dòng đàn cao cấp được Morris được sản xuất từ cuối những năm 1970 đến những năm 1990. 
- Ngoài ra còn một số dòng mang ký hiệu F, M, ... và được sản xuất tại Trung Quốc nhưng được đánh giá hoàn toàn không cao.

Và ở Việt Nam, Morris W Series được tin dùng vì độ bền đã được thời gian chứng thực và chất âm vang rền mang âm sắc của một thời đã xa. Phổ biến có các số hiệu sau:
- Beginer: W18, W20, W25, W28.
Intermediate: W30, W35, W40.
- Premium: W50, W60.
- Luxury: W80, W100 "có thiết kế tương tự người anh lớn Martin D-45".



Morris W20

Morris W30
Morris W40
Phiên bản đáng mơ ước Morris W100

follow the google, searched and edited by nghiale

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Matsuoka - Một Bậc Thầy Làm Đàn Guitar

Ryoji Matsuoka là một trong những bậc thầy làm đàn guitar nổi tiếng ở Nhật chuyên sản xuất và gia công dòng đàn Classic (đàn gắn dây nylong). Chính vì thế, đàn do Matsuoka làm ra rất được ưa chuộng bởi cộng đồng yêu đàn guitar nhờ chất âm chuẩn, độ vang lâu và độ bền tuyệt vời đã được chứng nhận qua thời gian hơn 50 năm nay.

Ryoji Matsuoka xuất thân là nhạc công chơi Guitar nổi tiếng ở Nhật. Với lòng đam mê nhạc cụ nói chung, guitar nói riêng. Hưởng ứng làn sóng Guitar mới du nhập vào Nhật từ nước Mỹ xa xôi vào những năm đầu thập niên 1930, cũng như bao thanh niên tiêu biểu yêu đàn Guitar khác ở Nhật (Kohno, Sadao Yairi, …) cùng thời, ông bắt đầu nghiên cứu sản xuất đàn guitar vào năm 1946 nhưng chỉ là gia công. Mãi đến 1960, Ông mới chính thức thành lập công ty sản xuất đàn mang thương hiệu là chính tên của mình. Đến năm 1986, Ryoji Matsuoka mặc dù vẫn còn trong ban quản trị của công ty nhưng nhường lại việc điều hành chính cho người con trai tên Toshiaki Matsuoka.

Trong suốt một thập kỷ từ 1960 đến 1970, Matsuoka hầu như chỉ sản xuất gia công những model cao cấp cho thương hiệu đàn Aria (do ông Shiro Arai làm chủ) và cả gia công một số dòng đàn cho thương hiệu Ibanez nhưng chủ yếu là dòng đàn Acoustic (đàn gắn dây sắt).

Từ sau 1970 Matsuoka mới chính thức bắt đầu sản xuất những cây đàn Classic mang thương hiệu Ryoji Matsuoka với ba phân khúc: Concert Series, Artist Series và Artisan Old World Series "là dòng cao cấp nhất". Ký hiệu mà Matsuoka đặt lên sản phẩm của mình, chúng ta có thể tạm nhận biết qua hai giai đoạn chính là từ 1971 đến 1980 với các model mang số No.20 đến No.80 "và tôi vẫn nhận thấy một vài Matsuoka vẫn mang số hiệu No sau giai đoạn này; có thể giai đoạn này, các Matsuoka mang số hiệu No là thời gian cực thịnh được sản xuất" và giai đoạn sau 1980 với các model có kí hiệu thêm chữ M thay cho ký hiệu số, từ M20 đến M300.

Giai đoạn 1971 - 1980. Các sản phẩm của Matsuoka bao gồm:
  • Concert Series: No.20, No.25, No.30, No.40
  • Artist Series: No.50, No.60
  • Artisan Old World Series: No.70, No.80 với cấu hình All Solid, top là Cedar cao cấp và hông lưng là Brazilian Rosewood (còn có tên Jacaranda - đây là gỗ được đánh giá là hay nhất để làm đàn guitar, gỗ này cũng là loại gỗ đắt nhất trong các loại gỗ làm đàn và hiện đã bị cấm khai thác), cần đàn từ Mahogany với "double ebony reinforced" (sau cần đàn là hai đường cẩn gỗ màu đen như mun, dấu hiệu này chỉ xuất hiện trên những cây đàn giá trị cao mà chúng ta vẫn nhận thấy được cho tới tận bây giờ).








Matsuoka No80 - 1973, tem tím, chữ ký, quý hiếm

Giai đoạn từ 1980 về sau. Các sản phẩm của Matsuoka được kí hiệu với chứ M phía trước (một số model có kí hiệu MH, MG):
  • Concert Series: các model M20, M25, M30, M40
  • Artist Series: các model M50, M60 
  • Artisan Old World Series: ban đầu sản xuất các model M70 M80 (vẫn còn là Laminated Indian Rosewood Back & Sides). Sau đó từ 1980 đến những năm thập niên 1990 thì cho ra đời dòng cao cấp hơn từ Model M100, M150, M200 đến cao cấp nhất là M300. Trong đó M200 M300 có cấu hình cao cấp nhất giống như No.70 và No.80 là All Solid với Top Cedar và Hông Lưng Brazilian Rosewood. 



Như vậy, ta có thể nói ở tầm sơ cấp thì các model No.20 No.30 sẽ tương đương với các Model M20 M30. Nhưng ở phân khúc cao cấp nhất thì No.70 No.80 sẽ không tương đương với M70 và M80 mà sẽ tương đương với M200 M300 đều được làm từ gỗ cao cấp nhất là Brazilian Rosewood (M70 M80 vẫn còn là Laminated Indian Rosewood).

Và có thể nói model No70-No.80 và M200-M300 là những model hội tụ những gì tinh túy nhất của hãng đàn Ryoji Matsuoka. Vì vậy, những bạn nào sỡ hữu được cây đàn mang số hiệu trên thì xin chúc mừng!!!

Matsuoka Vintage là dòng đàn khá hiếm ở Việt Nam nhưng rất được người chơi đàn guitar tin dùng vì âm thanh đạt chuẩn bởi bậc thầy và độ bền đã được chứng thực bởi thời gian. Các model cao cấp nhất từng về Việt Nam là No.70, No.80 và M100, MH150. Còn dòng cao cấp như M200 M300 thì người Nhật vẫn còn giữ lại nên  chưa nhập về Việt Nam dưới dạng đàn Vintage.

Do vậy, No.80 còn giá trị hơn M100 hay MH150 vì No.80 ở phần hông và lưng đươc làm từ gỗ Brazilian Rosewood và có hai đường chẻ cẩn gỗ ở cần đàn trong khi M100 được làm từ gỗ Indian Rosewood và chỉ có 1 đường chẻ cẩn gỗ ở cần đàn. Giá bán tham khảo trên thế giới cho một em No.80 ở tình trạng sử dụng lẫn hình thức còn tốt tầm khoảng 1500 USD (>30tr) cao hơn nhiều so với giá khoảng 850 USD cho một em M100. Thậm chí có một số ý kiến cho rằng No.80 còn giá trị hơn M300 vì No.80 có tuổi đời lâu đời hơn và được sản xuất khi Ryoji Matsuoka còn trực tiếp điều hành xưởng " và Ryoji Matsuoka vẫn giám sát chặt chẽ quá trình hoạt động nhiều năm sau đó", còn M300 được sản xuất trong thời gian người con trai của ông tiếp quản.

Chính vì vậy Matsuoka No.80 càng có giá trị ở Việt Nam nên có nhiều nơi bán làm giả nhãn của model này bằng phước thức đơn giản là xóa chữ M trong model M80 để biến thành model No.80. Do đó để phân biệt No.80 thật thì cây đàn phải làm bằng gỗ Brazilian Rosewood, cần đàn có hai đường cẩn gỗ, viền chỉ cạnh với hoa văn đặc biệt, nhãn đàn là nhãn giấy ngã màu hơi vàng và có chữ kí mực xanh (nếu nhãn màu trắng chữ kí mực đen thì chắc chắn đây là nhãn giả từ các model khác).

Hy vọng với chút kiến thức trên, có thể giúp các bạn yêu đàn Matsuoka có thể chọn cho mình một cây đàn Matsuoka chính hiệu. Hãy đến những hiệu đàn uy tín hoặc cá nhân uy tín để rước được một em Matsuoka chính hiệu từ bậc thầy nổi tiếng.

follow the google, searched and edited by nghiale


Sale - K.Yairi YW600 - High Class Guitar

Thông tin chi tiết: Mặt top/ Top: Solid Spruce Mặt lưng & hông/ Back & Side: Brazilian RoseWood Trạng thái/ Status: 98% good sh...